Cách xử lý, nhận diện thiết bị hư hỏng của bộ dàn karaoke gia đình hay gặp

Tìm nguyên nhân, hướng khắc phục và tự xử lý, vận hành bộ dàn karaoke.

Làm thế nào để xác định và nhận diện được thiết bị hư hỏng của bộ dàn karaoke gia đình hay gặp phải, để cuộc vui được trọn vẹn trong những ngày đón xuân, vui tết mà khi đó bạn sẽ không thể gọi hoặc nhờ được bất kỳ ai có chuyên môn hỗ trợ và giúp đỡ.

Một bộ dàn karaoke như một vật dụng sử dụng trong gia đình đầy đủ tiên nghi. Cho dù bộ dàn đó cao cấp, hay bình dân, đều có những nguyên lý cơ bản cấu thành. Ví như một chiếc bóng đèn trong nhà không sáng, nguyên nhân có thể là 3 hoặc 4 lý do. Bóng cháy, công tắc hư, dây dẫn đứt ngầm…v v rất nhiều lý do, và cách xử lý, khắc phục bạn cũng phải kiểm tra. Bộ karaoke cũng vậy, qui trình, nguyên lý hoạt động của nó phức tạp hơn, so với một chiếc bóng đèn điện không sáng. Nhưng biết cách kiểm tra sơ bộ, và nhận diện được lỗi đơn giản từ đâu, là nguyên nhân chính để tự khắc phục một cách nhanh nhất. Vì nhiều lý do, không thể trong chốc lát có được sự hỗ trợ, hoặc gọi được nhân viên kĩ thuật sửa chữa khắc phục.

 Xem thêm : Hướng dẫn căn chỉnh amply karaoke hay, dễ dàng nhất cho gia đình….

 

Các bn lưu ý bài viết này không đi chuyên sâu v chuyên môm kĩ thut, sa cha thiết b hư hng của bộ dàn karaoke gia đình cap cấp hay bình dân, mà mc đích chính là khc phc nhng li cơ bn và đơn gin hay gp và tự xứ lý.


Trường hợp 1: Dàn karaoke gia đình không phát ra tiếng:

+ Kiểm tra nguồn điện của tất cả các thiết bị của bộ dàn, đèn Power có sáng hay không? Nếu một trong các thiết đó không có nguồn báo kiểm tra thiết bị đó như ổ cắm hoặc dây dẫn.

+ Đầu phát nhạc karaoke đã vận hành chưa ? mức volume đang để chế độ là bao nhiêu. Nhiều trường hợp mức âm lượng của đầu phát do một lý do nào đó đưa về bằng “0”.

Trường hợp đầu phát vẫn bình thường, âm lượng lên hết mà vẫn chưa thấy nhạc ta có thể kiểm tra bằng cách rút zắc kết nối từ đầu phát xuống ampli, dùng ngón tay vỗ thử vào đầu lõi của zắc. Nêu thấy tiếng đáp “bụp” ở loa thì có nghĩa đầu phát của bạn đang gặp sự cố, cần đến sự hỗ trợ của trung tâm bảo hành. “ Lưu ý lúc này ampli karaoke – volume đang để mức trung bình”.

Không có tiếng đáp ở loa, bạn có thể kiểm tra dây kết nối tín hiệu bằng cách, thay thử bộ dây khác, hoặc xác định nhanh, bằng một vật kim loại, quẹt thử tại ổ cắm zắc tín hiệu đầu vào của ampli, nghe thấy tiếng ù ra loa lúc đó ta thay bộ dây là xong.

 

+ Ampli karaoke mức volume của Master “ tổng” đã điều chỉnh lên vị trí từ 8-9h tối thiểu. Kiểm tra bằng cách cắm Micro “alo”, tiếng vẫn phát ra, có nghĩa từ ampli đến loa thông suốt không vấn đề gì.

+ Kiểm tra Volume Music đã nâng lên chưa? Núm này chỉ có tác dụng cho phần nhạc nền của đầu phát mà không ảnh hưởng của Micro khi “alo”. Tuy nhiên để hoạt động tốt và hiệu quả, thì cân bằng và điều chỉnh 2 núm này đóng vai trò giữa nhạc, và tiếng hát trước khi đến Volume Master.

Qua phần ampli vẫn chưa khả quan, tiếp tục kiểm tra đến dây dẫn từ ampli đến loa. Trường hợp này thường xảy ra ít hơn so với 2 trường hợp trên bởi: loa hư cả 2 chiếc gần như rất ít. Dây dẫn tín hiệu đứt cả 2 cũng vậy. Kiểm tra dây loa từng chiếc một, từ ampli như sau: tháo zắc cài dây loa, dùng viên pin tiểu 1,5v, một đầu dây loa đặt cố định vào một cực của pin, đầu còn lại bạn quẹt nhẹ vào cực còn lại của pin. Tiếng đáp “lột sột” có nghĩa là loa tốt, không đáp có nghĩa bạn phải kiểm tra dây loa, cho đến khi xác định là loa hư, hỏng hay không.

Khi kiểm tra loa karaoke, đầu hát karaoke, dây dẫn tín hiệu, dây ra loa, mọi thứ tốt. Volume điều chỉnh bình thường, mà âm thanh vẫn không có, vấn đề chính nằm ở chiếc ampli gặp trục trặc đến 99%.

 

Trường hợp 2: Dàn karaoke phát một bên loa.

Tình huống này thường xuyên xảy ra, nhưng ít người phát hiện được. Tuy nhiên với người có đôi tai nhạy cảm họ sẽ phát hiện rất nhanh. Cách kiểm tra như ở trên, thêm chút lưu ý “chiết áp”, núm Volume Master tiếp xúc kém, cũng là nguyên nhân gây mất âm thanh. Thêm nữa gây tiếng rè, nghẹt lúc có lúc mất, bạn có thể xoay đi xoay lại “chiết áp” đó có một điểm sẽ tiếp xúc bình thường và hát trở lại, cách này sử dụng mang tính cấp bách, tạm thời. Bạn nên mang đến hiệu sửa chữa thay thế khi thuận lợi.

 

Trường hợp 3: Dàn karaoke phát tiếng rất nhỏ.

Tăng hết âm lượng 2 volume Music và Master ở ampli  + volume đầu phát. Tiếng micro vẫn bình thường. Hiện tượng này bạn nên cẩn thận đưa volume Master về vị trí 9h, kẻo “vỡ nhà”. Hãy chú ý đến nút chuyển cửa tín hiệu đầu vào A, B như trên hình bạn ấn vào, hoặc nhả ra.

 

Trường hợp 4 : Dàn karaoke bị hú, rú rít.

 Trường hợp này nếu để lâu sẽ gây hư, cháy loa tress. Các trường hợp có thể xảy ra như sau: Loa đặt gần vị trí người ngồi hát hoặc đứng hát. Hay xảy ra đối với bộ loa cây hoặc loa thùng đứng. Hoặc loa karaoke treo thấp hơn qui định tối thiểu 2,5 m so với nền nhà.  Âm lượng micro quá lớn, ampli mở nhạc quá mạnh, các “núm chỉnh” Hi của Master và Music, Micro, echo vượt qua ngưỡng 12H như trên hình vẽ.

Cách khắc phục hiện tượng rú rít : Bạn quay hướng loa tránh không vào vị trí trung tâm của điểm ngồi hát, khi khoảng cách quá gần. Điều chỉnh các núm vulome Hi về mức tốt nhất là khoảng 9 – 10h, đồng thời điều chỉnh các núm liên quan về mức từ 10-11h.


Tin xem thêm: 
Chống hú Feedback là gì có cần cho bộ dàn karaoke gia đình hay không?

 


Tóm lại các vấn đề:

Để bộ dàn karaoke gia đình hoạt động đúng nguyên lý và ổn định, các bạn nên tuân thủ các điều kiện, cũng như tiêu chuẩn về thông số an toàn của nhà sản xuất. Những trường hợp xảy ra thường ít khi gặp, nhưng đôi khi vì thiếu hiểu biết, mà vô tình chúng ta gây thêm thiệt hại không đáng có cho thiết bị của mình.

Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ bên gia đình đón giờ phút giao thừa và tận hưởng những giây phút thoải mãi nhất bên bộ sản phẩm dàn karaoke gia đình của mình.

==>> Tin tức bạn nên tham khảo: