Xử lý bộ dàn karaoke gia đình bị tê hoặc bị giật mạnh mỗi khi hát.

Xử lý nguyên nhân và khắc phục bộ dàn karaoke gia đình bị tê hoặc bị giật mạnh mỗi khi hát.

Hiện tượng micro bị xông điện “cảm ứng” xảy ra là bình thường với bộ dàn karaoke gia đình của bạn. Nguyên nhân từ ngay chiếc ampli của bạn hoặc kết nối thiết bị với ti vi, tại sao mỗi khi chạm tay vào thiết bị hoặc micro lại bị giật? Thậm chí rất mạnh, đến mức không ai dám hát và nguy hiểm hơn nếu xảy ra với trẻ nhỏ điều mà không ai mong muốn.

Trường hợp ampli điện giật “ cảm ứng” không nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng cũng khiến người sử dụng cảm thấy bất an.

Hình ảnh  tượng trưng vui vẻ ca hát bên bộ dàn karaoke gia đình

Thiết bị từ đầu hát xuống ampli liên kết với nhau với đường tín hiệu hình ảnh lên ti vi “ kín mạch” rồi kết nối với micro đến tay người cầm khi bàn chân tiếp đất. Nguyên nhân chính điện cảm ứng từ chiếc ti vi truyền xuống sử dụng nguồn xuất chinh ” nguồn rung” mức độ cảm ứng ra mát  “vỏ máy” là rất mạnh, bạn có thể thử bằng bút thử điện ngay tại zắc cắm tín hiệu vỏ ngoài  sẽ thấy bút điện đỏ lừ, chân tiếp xúc với nền nhà không có cách điện sẽ có cảm giác bị giật hoặc tê tay nhất là những hôm trời “Nồm” Nhiều gia đình hay thắc mắc khi mua bộ dàn karaoke về sờ vào chiếc ampli và cầm micro lên hát kêu bị giật nhưng nguyên nhân chính ngay từ chiếc tivi bạn nhé.

Trường hợp nữa sảy ra ngay với chiếc ampli của bạn. Thường chiếc ampli bạn mua không có nguồn gốc, hoặc sản phẩm rẻ tiền “ Hàng nhập khẩu hoặc hàng bãi xịn rất hiếm khi sảy ra” gia công từ những xưởng sản xuất nhỏ lẻ không chuyên nghiệp. Đó là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ truyền trực tiếp ra vỏ máy. Nguy hiểm hơn nếu lớp cách điện không tốt có thể còn xông thẳng, trạm với bên thứ cấp gây hiện tượng giật, cháy, nổ cho cả bộ dàn karaoke. Bản thân người viết bài này đã từng trải qua hơn 20 năm gắn bó với nghề và hiểu rất rõ tác hại và từng phục hồi, khắc phục những thiết bị có kĩ thuật sản xuất sơ sài và coi thường tính mạng người sử dụng.

Hình ảnh bên trong chiếc ampli cùng biến áp nguồn.

Những hạn chế của người không hiểu biết là nguyên nhân sảy ra những điều không monh muốn, Nhưng những người có chuyên môn, nghiệp vụ không có phương án, hoặc tư vấn khách hàng cách hạn chế rủi do và phòng ngừa tác hại của điện gây cho con người lại càng đáng phê bình và lên án.

Để kiểm tra chiếc ampli của bạn có bị xông điện khi bạn bị giật rất mạnh như sau:

Rút hết dây zắc kết nối tín hiệu với các thiết bị khác chỉ còn riêng chiếc ampli dùng đồng hộ vạn năng đo kiểm tra giữa một đầu dây cắm với vỏ máy. Nếu đồng hồ báo vài trăm ohm trở xuống có ngĩa chiếc ampli đã bị trạm sơ cấp và lõi biến áp hoặc trạm với thứ cấp phải mang ngay thay thế hoặc quấn lại biến ấp. Còn nếu vài trăm k ohm thì không vấn đề gì.

Cách phòng ngừa đơn giản hiện tương trên rất đơn giản và hữu ích mà nhiều người không để ý, hoặc bỏ qua bằng cách tiếp đất thiết bị ampli ngay đằng sau vỏ máy. Khắc phục tạm thời là đổi chiều đầu ổ cắm nguồn điện của ampli, hoặc sử dụng micro không dây và luôn để ý bàn chân cách điện khi sử dụng và vận hành bộ của bạn.

 Tin liên quan đến các thiết bị cho một bộ dàn karaoke


Chúc các bạn luôn hạnh phúc và vui vẻ bên bộ sản phẩm dàn karaoke thân quen của gia đình, đón những điều tuyệt vời nhất trong mùa giáng sinh năm nay và một cái tết thật đầm ấm và sum vầy.